1/ Dấu vết con lăn,kẻ sọc
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Để lại dấu vết không mong muốn trên bề mặt sơn khi gia công bằng rulô.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng rulô sai qui cách.
- Sử dụng sơn chất lượng thấp hơn mức yêu cầu.
- Sử dụng rulô chất lượng thấp.
- Kỹ thuật lăn sơn sai.
|
GIẢI PHÁP:
Sử dụng rulô thích hợp, tránh sử dụng rulô sợi quá dài. Sử dụng rulô
chất lượng để chắc là độ dày màng phim thích hợp và đồng nhất. Sơn chất
lượng cao thường có khuynh hướng cho màn sơn phẳng hơn do hàm lượng rắn
cao và tính dàn trải tốt. Thấm ướt rulô trước khi sử dụng với sơn nước,
giũ hết nước thừa. Đừng để sơn đóng cứng ở các rìa rulô. Bắt đầu sơn ở
góc gần trần nhà, đưa sơn phủ xuống tới bên dưới bức tường thành từng
mảng một. Sơn theo hình zigzag M hoặc W, bắt đầu bằng một nhát hướng lên
để tối thiểu hóa sơn văng, rồi thì, không nhấc rulô khỏi bề mặt, lấp
đầy các khoảng trống của hình zigzag bằng các nhát song song đều đặn. |
2 / Chảy sệ
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Màng sơn chảy sệ ngay sau khi gia công, làm cho bề mặt không phẳng.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Gia công loại sơn quá nặng (có tỉ trọng cao).
- Gia công trong thời tiết ẩm và/hoặc lạnh.
- Gia công sơn đã bị pha quá loãng.
- Phun bằng súng thiếu khí quá gần bề mặt cần sơn.
|
GIẢI PHÁP:
Nếu sơn còn ướt, lập tức dùng cọ quét ra họăc lăn lại để phân bố lại
các chỗ bị thừa cho phẳng. Nếu sơn đã khô thì chà nhám và sơn lại lớp
mới với sơn chất lượng cao. Điều chỉnh các điều kiện không thích hợp:
không pha quá loãng, tránh thời tiết ẩm hoặc lạnh; chà nhám nếu bề mặt
quá bóng. Sơn nên được gia công ở mức tiêu hao đề nghị, tránh sơn lớp
dày. Hai lớp sơn ở mức tiêu hao đề nghị thì tốt hơn 1 lớp dày, lớp dày
này có thể làm chảy sệ. |
3 / Văng sơn
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Khi gia công, sơn văng ra các giọt sơn nhỏ li ti.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn ngoài nhà để sơn bên trong nhà.
- Sử dụng sơn nước chất lượng thấp hơn yêu cầu.
|
GIẢI PHÁP:
Sử dụng sơn chất lượng cao hơn mà được thiết kế giảm thiểu hiện
tượng văng. Sử dụng rulô chất lượng cao mà có tính đàn hồi thích hợp hơn
để giảm văng. Trong một số trường hợp, một sơn tường chất lượng có thể
được ưu tiên cho sơn trần nhà, để chống văng tối đa. Rulô nhúng quá
nhiều sơn sẽ văng nhiều, bởi vì có quá nhiều sơn gia công lên bề mặt
trong 1 lần. Hãy sơn thành từng phần, sơn theo hình zigzag M hoặc W và
rồi lấp đầy các chỗ trống sẽ làm giảm hiện tượng văng sơn. |
4 / Khung tranh
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Một hiệu ứng của màu sơn không đồng nhất mà có thể xuất hiện khi một
bức tường được sơn bằng rulô, nhưng dùng cọ để quét ở các góc, khung,
gờ. Khu vực dùng cọ quét thường có màu tối hơn, trông giống như cái
khung của bức tranh. Ngòai ra, khu vực sơn phun cũng có thể màu tối hơn
khu vực lân cận (sơn bằng rulô hoặc cọ). “Khung tranh” còn có thể dùng
để cập đến hiệu ứng độ bóng.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Thường do hiệu ứng độ phủ. Sơn bằng cọ sẽ làm cho mức lan tỏa thấp hơn rulô, làm cho sơn dày hơn, làm độ phủ cao hơn.
- Tương hợp giữa paste màu và sơn nền không tốt, làm cho lớp sơn có màu khác nhau khi dùng dụng cụ khác nhau.
|
GIẢI PHÁP:
- Hãy chắc rằng mức tiêu hao (lan tỏa) của cọ và rulô là như nhau.
- Sơn từng phần nhỏ của phòng để giữ phần rìa còn ướt.
- Với sơn màu thì hãy chắc là có sự tương hợp tốt giữa paste màu và sơn nền. |
5 / Chống bẩn kém
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Bề mặt sơn chống lại sự hấp thu bụi và chất bẩn kém.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn chất lượng thấp hơn mức yêu cầu, mà bản chất sơn chất lượng thấp là xốp, rỗ.
- Gia công sơn lên bề mặt không có sơn lót.
|
GIẢI PHÁP:
Dùng sơn nước cao cấp chứa nhiều nhựa hơn, nhựa này sẽ ngăn vết bẩn
thâm nhập bề mặt sơn, cho phép chùi rửa dễ dàng. Sơn lớp sơn lót cho bề
mặt mới sẽ cho độ dày màng sơn hoàn thiện cao nhất, cho khả năng chùi
rửa vết bẩn tốt nhất. |
6 / Phồng rộp.
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Nổi bong bóng từ sự mất tính dính cục bộ, và đẩy màng sơn rời khỏi bề mặt bên dưới.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sơn lên bề mặt ấm nóng dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Gia công sơn dung môi lên bề mặt ẩm và ướt.
- Hơi ẩm thoát ra xuyên qua tường ngoài (ít có khả năng với sơn nước hơn sơn dung môi).
- Màng sơn bị phơi trong sương, độ ẩm cao hoặc gặp mưa ngay khi sơn
chưa kịp khô, đặc biệt là khi chuẩn bị bề mặt chưa thích đáng.
- Nổi bong bóng nhiều lớp thường xảy ra khi sơn acrylic được sơn lên
sơn alkyd và acrylic, xảy ra thường hơn khi sơn màu tối vì màu tối gây
tích tụ nhiệt.
|
GIẢI PHÁP:
- Nếu nổi bong bóng đi từ bề mặt vật liệu: cố gắng khử nguồn hơi
nước. Sửa các chỗ rò rỉ, xem xét việc gắn lỗ thông gió, hoặc quạt hút.
Bốc các chỗ sơn bị nổi bong bóng.
- Nếu các chỗ phồng giộp không từ bề mặt vật liệu bên dưới: bốc ra
bằng cách cạo, rồi chà nhám, sơn lót và sơn hòan thiện lại bắng sơn
ngoài chất lượng cao. |
7 / Phấn hoá
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Tạo lớp bột mịn trên bề mặt của màng sơn trong quá trình dãi nắng
dầm mưa (quá trình này còn có thể làm phai màu). Mặc dù phấn hóa ở một
mức nào đó là chuyện bình thường, nhưng khi màng sơn bị bào mòn quá mức
sẽ dẫn đến phấn hóa nặng.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn cấp thấp hoặc sơn nhiều chất độn và màu.
- Sử dụng sơn trong nhà cho ngòai trời.
|
GIẢI PHÁP:
Trước tiên, lọai bỏ hết bụi phấn, chà bằng bàn chải lông cứng hoặc
bàn chải kim lọai nếu bề mặt là vữa tô, rồi rửa kỹ, hoặc sử dụng thiết
bị chà bột. Kiểm tra bột phấn còn lại bằng cách chà ngón tay lên bề mặt
khi khô. Nếu bột phấn còn hiện diện, gia công lớp sơn lót chất lượng,
rồi mới sơn lại sơn ngoại thất, nếu bụi phấn còn lại không đáng kể và
sơn cũ còn tốt thì không cần sơn lót. |
8 / Nứt / tróc
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Nứt màng sơn khô xuyên qua ít nhất là 1 lớp, mà sẽ dẫn đến hư hỏng
hòan toàn bề mặt sơn. Ban đầu, sự cố xuất hiện các vết nứt mảnh như sợi
tóc, sau đó, các mảnh sơn tróc ra.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn chất lượng thấp mà có độ dính và độ dẻo chưa phù hợp.
- Pha sơn quá lõang hoặc sơn quá mỏng.
- Chuẩn bị bề mặt không tốt, đặc biệt là khi sơn lên gỗ thô mà không lót.
- Sơn trong điều kiện nhiều gió và lạnh, sẽ làm cho sơn khô quá nhanh.
|
GIẢI PHÁP:
- Nếu nứt chưa đến bề mặt vật liệu thì có thể sửa chữa phần nứt mà
bằng cách loại bỏ phần sơn nứt hoặc tróc bằng dụng cụ cạo hoặc bàn chải
kim lọai, chà nhám, sơn lót và sơn lại.
- Nếu vết nứt không xuống đến bề mặt vật liệu thì lọai bỏ tất cả sơn
bằng cách chà, chà nhám và/hoặc sử dụng súng nhiệt, rồi mới sơn lót và
sơn lại lớp sơn ngoại thất chất lượng. |
9 / Bám bụi
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Sự tích lũy bụi bẩn hoặc các mảnh vụn khác, có thể giống như là nấm hoặc tảo.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn chất lượng thấp, đặc biệt khi mức chất lượng thấp hơn lọai bóng mờ.
- Không khí ô nhiễm, khói xe, và bụi bay đã tập trung lên bề mặt sơn.
|
GIẢI PHÁP:
- Rửa sạch hết các bụi bẩn trước khi sơn lót và sơn hòan thiện, sử
dụng bàn chải và dung dịch xà phòng, sau đó là rửa sạnh tòan bộ. Nếu bề
mặt bị bám bụi nặng thì có thể rửa bằng vòi nuớc áp lực cao. Sơn bị bám
bụi là không thể tránh khỏi, nhưng sơn nước ngoại thất chất lượng cao
thì có tính chống bám bụi tốt hơn sơn mờ, vì sơn mờ bề mặt xốp, nhiều ma
sát, bụi dễ bám vào hơn.
- Rửa định kỳ sẽ giảm bớt bụi bám. |
10 / Muối hoá, vết lõm đốm trắng
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Sự lắng đọng một lớp muối trắng giòn, rỉ ra từ lớp vữa hoăc gạch khi nước đi xuyên qua nó.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Chuẩn bị bề mặt chưa kỹ, chưa lọai bỏ lớp efflorescence trước.
- Hơi ẩm thừa thoát ra từ bên dưới xuyên qua tường gạch ra ngoài.
|
GIẢI PHÁP:
- Nếu do hơi ẩm thừa gây ra, lọai trừ nguồn ẩm bắng cách sửa mái
nhà, vệ sinh máng xối và ống dẫn, bịt kín các chỗ nứt trong tường bằng
chất chống thấm. Nếu khí ẩm có nguồn gốc từ bên trong căn nhà, hãy gắn
lỗ thông khí và quạt hút, đặc biệt là trong nhà bếp, nhà tắm và khu giặt
ủi.
- Lọai bỏ efflorescence và tất cả những vật liệu lỏng lẻo khác bằng
chổi kim lọai, vòi phun áp lực, rồi rửa tòan bộ bề mặt. Gia công lớp sơn
lót chất lượng và để nó khô hòan toàn, rồi sơn lại bằng sơn ngoại thất
chất lượng cao. |
11 / Bay màu
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Chiếu nắng quá nhiều và/hoặc quá sớm lên màu sơn, nhất là các bề mặt
đối diện với nắng phía nam. Bay màu còn có thể là do kết quả của phấn
hóa màng sơn.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sử dụng sơn trong nhà cho ngòai trời.
- Sử dụng sơn chất lượng thấp, dẫn đến nhanh xuống cấp màng sơn.
- Sử dụng màu sơn mà không được bảo vệ đặc biệt khỏi tia UV (nhất là các màu đỏ sáng, xanh dương, và vàng)
|
GIẢI PHÁP:
Khi màu bị bay do phấn hóa, phải lọai bỏ bụi phấn (xem phần “Phấn
Hóa”). Khi sơn lại, phải chắc là sử dụng sơn ngoại thất có sử dụng màu
bền cho bên ngòai. |
12 / Nhiễm nấm / tảo
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Khu vực nâu, xám, đen của nấm hoặc tảo phát triển trên bền mặt của sơn.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Nấm hình thành thường nhất là trên
bề mặt ẩm, nhận ít hoặc không nhận được ánh sáng mặt trời (tường hướng
bắc và bên dưới mái hiên là dễ bị nhất). Tảo hình thành dứơi sự có mặt
của ánh sáng và môi trường ẩm.
- Sử dụng sơn chất lượng thấp hơn mức yêu cầu, sơn này có thể có lượng chất chống nấm và tảo chưa đủ.
- Sơn lên bề mặt đã bị nấm và tảo mà không vệ sinh trước khi sơn.
|
GIẢI PHÁP:
Kiểm tra để phân biệt là nấm/tảo hay là chất dơ bằng cách nhỏ vài
giọt thuốc tẩy gia dụng lên chỗ khác màu, nếu nó biến mất, thì đó có thể
là nấm hoặc tảo. Xử lý bằng chất chống nấm hoặc quét lên khu vực bị
nhiễm một hỗn hợp của nước và thuốc tẩy theo tỉ lệ 1:3, để trong 20
phút, quét lên thêm khi nó khô. Đeo kính bảo hộ và bao tay cao su khi
thực hiện. Rồi sau đó chà ra và rửa. Sơn lót và sơn hoàn thiện lại. |
13 / Sơn không tương hợp
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Sơn bị mất tính dính khi sơn lớp sơn nước lên những lớp sơn dung môi cũ (đã sơn nhiều lớp).
CÁC NGUYÊN NHÂN:
Sử dụng sơn nước sơn lên 3 hay 4 lớp sơn dung môi có thể làm cho sơn cũ bị lột khỏi bề mặt.
|
GIẢI PHÁP:
Sử dụng sơn dung môi để sơn lại, mặc dù cách tốt hơn là loại bỏ sơn
cũ, chuẩn bị bề mặt thật sạch, chà nhám và lăn lót ở nơi cần thiết trước
khi sơn lại với sơn nước chất lương cao. |
14 / Sơn lột
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Sơn bị lột do mất tính bám dính. Nơi có lớp sơn lót và sơn phủ, hoặc
nhiều lớp sơn, hiện tượng lột có thể bao gồm vài hoặc tất cả các lớp
sơn.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Hơi ẩm thấm qua các chỗ nối mà không được bịt kín, chất trám kín bị hỏng hoặc có lổ thủng trên mái nhà.
- Lượng dư hơi ẩm thóat xuyên qua tường ngòai.
- Chuẩn bị bề mặt chưa thích đáng.
- Sử dụng sơn chất lượng thấp hơn mức yêu cầu.
- Sơn sơn dung môi lên bề mặt còn ướt.
- Sớm bị phồng giộp sơn (xem mục Phồng Giộp)
|
GIẢI PHÁP:
Cố gắng xác định và lọai trừ nguồn ẩm. Chuẩn bị bề mặt bằng cách
lọai bỏ hết sơn hư bằng sủi hoặc bằng bàn chải kim loại, chà nhám các
gờ, sơn sơn lót thích hợp. Sơn lại với sơn nước ngoại thất chất lượng
cao mà có độ bám dính tốt và kháng nước tốt. |
15 / Kháng kiềm kém
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Mất màu và làm hư hỏng màng sơn trên tường vữa mới.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
Gia công sơn lên tường vữa quá mới,
tường chưa đủ thời gian để ổn định và giảm tính kiềm. Tường vữa mới có
chứa vôi, có tính kiềm rất mạnh. Khi vôi chưa có cơ hội phản ứng với CO2
trong không khí, thì tính kiềm của tường vữa còn rất cao mà có thể tấn
công làm hư hỏng màng sơn.
|
GIẢI PHÁP:
Để bề mặt tường vữa ổn định ít nhất 30 ngày, lý tưởng là cả năm,
trước khi sơn. Nếu không thể làm điều này thì người thợ sơn nên sơn lớp
sơn lót kháng kiềm cao, sau đó mới sơn sơn nước chất lượng cao. Nhựa
acrylic trong sơn sẽ chống lại sự tấn công của kiềm. |
16 / Chất hoạt động bề mặt trồi lên bề mặt sơn
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Tập trung thành phần tan trong nước lên bề mặt sơn nước, gây ra vết
bẩn, có màu vàng họặc nâu. Thường xảy ra với sơn màu hơn sơn trắng.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sơn trong điều kiện lạnh ẩm hoặc
trước khi bị lạnh ẩm. Thời gian khô kéo dài làm cho những thành phần tan
trong nước, mà thông thường sẽ bay hơi đi hoặc bị trôi theo mưa và
sương, dâng lên bề mặt trước khi sơn khô hoàn toàn.
- Mù, sương hoặc chất ẩm khác khô trên bề mặt sơn ngay sau khi sơn vừa khô.
|
GIẢI PHÁP:
Nếu có thể, tránh sơn khi gần tối nếu thời tiết có chiều hướng lạnh
ẩm về đêm. Nếu bị trong ngày đầu hoặc ngay sau khi sơn, những thành phần
tan trong nước có thể bị rửa trôi khỏi một cách dễ dàng. Thật may,
những trường hợp cứng đầu hơn thì cũng bị thời tiết làm cuốn trôi khỏi
trong khoảng 1 tháng. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến tính bền cuối
cùng của màng sơn. |
17 / Nhăn
 |
MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG:
Bề mặt sơn bị nhăn, xảy ra khi sơn khô mặt.
CÁC NGUYÊN NHÂN:
- Sơn quá dày (thường xảy ra với sơn dung môi).
- Sơn lên bề mặt nóng hoặc trong thời tiết nóng.
- Sơn chưa khô hẳn mà bị phơi trong mưa, sương, mù hoặc độ ẩm cao.
- Gia công lớp sơn phủ lên lớp trước khi lớp trước chưa khô hoàn toàn.
- Sơn lên bề mặt bị bẩn (như bụi, sáp…)
|
GIẢI PHÁP:
Sủi hoặc chà nhám bề mặt để lọai bỏ lớp sơn nhăn. Sơn lại, phải chắc
là lớp sơn đầu hoặc lớp sơn lót đã khô. Sơn với mức tiêu hao sơn như
nhà sản xuất sơn đề nghị (2 lớp ở mức tiêu hao đề nghị thì tốt hơn 1 lớp
dày), đừng sơn dày. Khi sơn trong thời tiết cực nóng, lạnh, ẩm, nên kéo
dài thêm thời gian cho sơn khô hoàn toàn. |
Tài liệu sưu tầm
gia son tuong nha│son noi that phong khach│son noi that mykolor│son noi that dep